vn88: Người phụ nữ 40 tuổi sống ở New Delhi nói có thể mặc vừa áo sơ mi và quần jean của nam giới, trong khi đồ của nữ luôn trong tình trạng “không có size”.

Còn với cô Aarti Krishnakumar ở Pune, trưởng thành ở một thị trấn nhỏ đồng nghĩa với việc phải mặc những bộ shalwar kemeez truyền thống rộng thùng thình, hoặc những chiếc váy tay dài quá đầu gối. “Con quá béo nên cần mặc đồ rộng để che đi”, Syed nhớ về lời khuyên của mẹ.

Syed ở độ tuổi 20, Krishnakumar đã 40 tuổi, lớn lên ở hai đầu đất nước. Nhưng họ đều mong muốn tìm những bộ quần áo hợp thời trang, có giá phải chăng dành cho người có thân hình mũm mĩm.

Nhiều phụ nữ chia sẻ cảm giác mệt mỏi khi phải mua đồ ngoại cỡ với giá cao. Ảnh minh họa: SCMP

Theo công ty nghiên cứu Future Market Insights, thị trường quần áo ngoại cỡ được định giá 276 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến đạt đến 288 tỷ USD trong năm nay. Riêng tại Ấn Độ, phân khúc đồ dùng cho người ngoại cỡ chiếm một nửa tổng số người tiêu dùng vào năm 2019 và nhu cầu ngày càng tăng.

Ngày nay, các thương hiệu nhỏ, độc lập sản xuất quần áo đa dạng kích cỡ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Người sáng lập các thương hiệu này đã và đang yêu cầu xã hội chấp nhận đồ ngoại cỡ như bình thường.

Gần đây, Angrakhaa – thương hiệu thời trang sản xuất nhiều kích cỡ vào năm 2018, đã kêu gọi được 4 triệu rupee (hơn 1,1 tỷ đồng) trên chương trình truyền hình kinh doanh thực tế Shark Tank Ấn Độ. Trong buổi thuyết trình trước hội đồng nhà đầu tư, bộ đôi kinh doanh Vishakha Bhaskkar, Asana Riamei coi việc phân biệt quần áo thường và đồ ngoại cỡ là sự xúc phạm. Họ cũng tái khẳng định mong muốn chống lại “thuế béo” đang tồn tại nhiều năm.

“Chẳng có gì gọi là kích thước tiêu chuẩn. Đó chỉ là khuôn mẫu mà phụ nữ được đặt vào và điều này cần phải thay đổi theo thời gian”, cô khẳng định.

Ngày càng nhiều thương hiệu thời trang nhỏ lẻ bắt đầu quan tâm sản xuất đồ ngoại cỡ nhưng giá ngang bằng quần áo thường. Ảnh minh họa: SCMP

“Thuế béo” vốn là một phụ phí đánh vào thực phẩm, đồ uống có nhiều đường, chất béo. Nhưng thuật ngữ này đang sử dụng trong ngành thời trang Ấn Độ, chỉ sự chênh lệch giữa quần áo thường và đồ ngoại cỡ. Lý giải về sự khác biệt này, các nhà sản xuất luôn giải thích đồ ngoại cỡ phải cần nhiều vải, thời gian và nhân công hơn để sản xuất.

Tìm kiếm quần áo có chất lượng tốt, hợp ngân sách luôn đã là thách thức với người mua. Nhưng nếu kèm thêm khoản phụ thu đồ ngoại cỡ có thể khiến Syed và nhiều người khác gặp khó khăn. “Quần áo làm riêng cho phụ nữ ngoại cỡ rất đắt. Chúng khiến tôi phải mặc đồ của bố và anh trai”, cô gái 20 tuổi nói.

Brishti Ghosh, người sáng lập thương hiệu quần áo nhiều kích cỡ, gọi “thuế béo” là sự nhục nhã. “Tại sao chúng ta phải cảm thấy tồi tệ về bản thân chỉ vì khác biệt?”, Brishti nói. Điều này đã thôi thúc nhà thiết kế bán quần áo đều chung một giá, dù là cỡ XS hay 10 XL.

Không chỉ Ghosh, nhiều thương hiệu thời trang ngoại cỡ khác cũng làm điều tương tự. Các nhãn hàng cũng bắt đầu cung cấp nhiều phong cách thời trang cho người ngoại cỡ từ bộ đồ truyền thống, thể thao cho đến phong cách hiện đại.

Theo các nhà nghiên cứu, được mặc những bộ quần áo vừa vặn, hợp thời trang khiến nữ giới cảm thấy hài lòng và tăng sự tự tin. “Bộ đồ khiến tôi không có cảm giác như mặc một bao tải vào người. Tôi đã cảm nhận được xoso66sự tự tin và thoải mái trong bộ đồ dành riêng cho mình nhưng không phải trả thêm tiền”, Krishnakumar nhớ lại.

Minh Phương (Theo SCMP)

Thanh Quý : m88 m88

By jovic